Khi STEAM ứng dụng vào bộ môn Xã hội
>
Khi STEAM ứng dụng vào bộ môn Xã hội

Khi STEAM ứng dụng vào bộ môn Xã hội

Cái tên STEAM nghe sẽ rất quen thuộc với những môn tự nhiên, nhiều ý kiến cho rằng nó không thực sự “có đất diễn” cho các môn Xã hội.

Nằm trong chuỗi hoạt động PD (Professional Development – Phát triển chuyên môn) dành cho GV, ngày 26/9/2018 vừa qua, hai tiết dạy môn Ngữ Văn và Địa lí được dạy mẫu trước hội đồng giáo viên trung học của  toàn trường. Với mong muốn mang đến cho đồng nghiệp không phải là kiến thức chuyên ngành mà quan trọng hơn là những phương pháp và kĩ thuật đã được vận dụng trong tiết học đó ra sao.

Môn Ngữ văn – Chuyên đề “Văn thuyết minh”

Chúng tôi chia thành các nhóm mang tên 4 thành phố lớn của đất nước: nhóm Hà Nội, Nhóm Huế, Nhóm Đà Nẵng, Nhóm Sài Gòn. 4 nhóm sẽ chọn một nét đặc trưng của vùng đất mình mang tên và giới thiệu cho các bạn nghe. Kết quả cho là, mỗi nhóm có một cách giới thiệu riêng và thật “tung hứng” khi nhóm thuyết trình có hứng. Đó là cách giới thiệu rất “bản năng”.

Bài học này sẽ giúp mỗi bạn có được kĩ năng thuyết minh trong cuộc sống. Với mỗi đối tượng thuyết minh chúng ta cần chú ý các tiêu chí thuyết minh.

Bằng việc hình thành kiến thức mới với phương pháp thiết kế mindmap và kĩ thuật “bể cá”. Các nhóm đã nắm được kiến thức từ khái niệm, yêu cầu, các phương pháp, bố cục, kĩ năng thuyết minh phù hợp từng đối tượng,…

 

phương pháp thiết kế mindmap và kĩ thuật “bể cá”

So sánh thuyết minh và quảng cáo giống và khác nhau như thế nào?

 

Để khắc sâu kiến thức, GV cho HS trải nghiệm bằng cách thiết kế sản phẩm đặc trưng cho tên miền của mình và thuyết trình nó. Để đạt hiệu quả, GV cần đưa ra các tiêu chí: đúng, đủ, đẹp, đều cho các nhóm.

Bài học được mở rộng bằng việc đặt vấn đề: So sánh thuyết minh và quảng cáo giống và khác nhau như thế nào?

Môn Vật lý – Chuyên đề “Điện năng”

Đặt vấn đề từ thực tiễn, cuộc sống ngày càng hiện đại bởi những phát minh từ khối óc vĩ đại của loài người. Thời tiết nóng thì có quạt, có điều hòa. Muốn bảo quản thực phẩm tươi lâu thì có tủ lạnh. Quần áo sạch sẽ, tinh tươm thì đã có máy giặt, giữ liên lạc và kết nối với mọi người thì có ĐTDĐ,…Nhưng để tất cả đồ dùng đó hoạt động được thì chúng ta cần có điện. Vậy nguồn điện đó từ đâu? Và có những vấn đề gì xoay quanh ngành sản xuất điện, bài học thủy điện sẽ giúp HS giải đáp được vấn đề đã đặt ra.

Nhiệm vụ 1: HS phải tìm những nhà máy thủy điện có công suất > 300 MW nằm ở đâu? Nhận xét địa hình ở đó, rồi cho kết luận.

Nhiệm vụ 2: HS phân loại các nhà máy điện căn cứ vào công suất: < 200 MW, 200-300 MW, >300MW. Từ đây xử lí số liệu và vẽ biểu đồ cơ cấu thể hiện giá trị.

 

Nhiệm vụ 3: Tìm ra ưu nhược điểm của thủy điện và thay vì thuyết trình thì HS phải xây dựng một tiểu phẩm ngắn rồi diễn xuất.

 

Nhiệm vụ 4: Đứng trước nguy cơ thiếu điện và không còn nguồn để khai thác thủy điện, HS tìm giải pháp xây dựng hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời. HS trải nghiệm thiết kế mô hình nhà bằng sử dụng năng lượng mặt trời với mục đích hướng tới thay thế điện năng. HS phải ứng dụng Kỹ thuật & Mỹ thuật để thiết kế mô hình bài học.

Hai tiết học mẫu khép lại, không chỉ là kiến thức mà thái độ học tập tích cực và sự hợp tác bạn bè. Với GV , đó là một tiết dạy thành công! Bởi cuộc sống sau này của các em, quyết định lớn đến  thành công là ở thái độ – như tiêu đề một cuốn sách “Thay thái độ, đổi cuộc đời!”

 

 

 

 

TRƯỜNG TIỂU HỌC, THCS, THPT ALBERT EINSTEIN

icons8-address-48

Khu dân cư 13C, Đại lộ Nguyễn Văn Linh, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM

icons8-ringing-phone-48

(028) 376 12345

icons8-email-open-40

tuyensinh@aesvietnam.edu.vn

https://aesvietnam.edu.vn/

Mọi thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ đến Hotline: (028) 376 12345
Gặp trực tiếp các chuyên viên tư vấn bằng cuộc gọi video thông minh, trải nghiệm ngay!
Mọi thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ đến Hotline: (028) 376 12345
Gặp trực tiếp các chuyên viên tư vấn bằng cuộc gọi video thông minh, trải nghiệm ngay!